Bể cá cảnh là điều rất phổ biến tại các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người chơi không chỉ lựa chọn cá cảnh cho bể thủy sinh của mình và còn rất yêu thích dòng tép cảnh. Với sự nhỏ xinh cùng những điểm độc đáo của mình, đây thực sự là sự lựa chọn thông minh và tinh tế của người chơi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách nuôi tép qua bài viết dưới đây nhé.

Cẩm nang về tép cảnh

Tép cảnh - Loài sinh vật độc đáo trong bể thủy sinh
Tép cảnh rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay

Tép cảnh, hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tép ong, tép thủy sinh là loài tép thuộc họ Atyidae, chi Caridina đều có nguồn gốc chung từ họ nhà tép trong tự nhiên, nguồn gốc trực tiếp là từ các con suối nhỏ tại miền Nam Trung Quốc.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng ngàn năm lịch sử, tép ngày càng được lai tạo và nhân giống đa dạng, mang đến sự đa dạng về tép như hiện nay.

Tép thủy sinh thường được người chơi lựa chọn cho các bể thủy sinh nhỏ bởi chúng là loài có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên lại mang nhiều điểm độc đáo về hình dáng, sự nhanh nhẹn, tinh tế và những ý nghĩa riêng.

Top 10 các loại tép cảnh phổ biến ở Việt Nam

Dưới đây là 10 loài tép cảnh phổ biến tại thị trường Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tép đỏ

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép đỏ hay còn được gọi là tép Anh Đào (Red Cherry Shrimp)

Tép đỏ hay còn được gọi là tép Anh Đào (Red Cherry Shrimp). Tép đỏ là loại tép kiểng thường được mọi người nuôi ở hồ thủy sinh, được xuất xứ tại Đài Loan. Đây là loài tép cảnh rất phổ biến và dễ dàng mua tại Việt Nam.

Màu sắc của loài tép đỏ đa dạng màu và đẹp tự nhiên, nhưng màu phổ biến nhất vẫn là màu đỏ nên được người ta đặt tên là tép đỏ. Tép đỏ có thể chịu được nhiệt độ từ 14 ºC  đến 30 ºC, nhưng nhiệt độ tốt nhất dành cho tép đỏ là 22 ºC ~ 28 ºC, độ pH từ 6.2 đến 8.0. 

Loài tép đỏ này có vỏ cứng, rất dễ nuôi. Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi tép thì không nên bỏ lỡ loài tép này. Một khi bạn đã chăm sóc tốt thì tuổi thọ của loài tép đỏ này có thể lên đến 1~ 2 năm, giá dao động từ 8k~10k/con tùy vào nơi bán.

Tép đỏ chủ yếu nuôi trong hồ thủy sinh có rêu, đặc biệt chúng rất thích ăn tảo nhưng sẽ không phá hoại cây. Tép đỏ rất nhạy cảm với đồng, trước khi đổ thức ăn hoặc thuốc vào bể thì bạn nên kiểm tra thật kỹ nhãn sản phẩm trên bao bì nhé. 

Bạn cần bổ sung thêm các loại đậu que luộc, dưa leo, cà rốt đã luộc chín trước khi cho tép ăn. Bạn cũng không nên bỏ lỡ lá bảng khi nuôi tép cảnh, lá này sẽ bổ sung chất đề kháng cho tép, có thể khiến tuổi thọ kéo dài hơn.

2. Tép cam

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép cam thuộc dòng tép có màu nên chúng rất khỏe

Tép cam (được gọi là Orange Shrimp) là loài tép tương đối dễ tìm tại Việt Nam. Chúng được nhiều người lựa chọn vì dễ nuôi và giá thành rẻ. 

Tép cam thuộc dòng tép có màu nên chúng rất khỏe, dễ dàng thích nghi với nhiều bể nuôi khác nhau. Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi tép cảnh thì tép cam là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Độ pH dao động từ 4.0 ~ 8.0, tép cam có thể chịu được nhiệt độ từ 18 ºC đến 30 ºC, giá bán hiện nay trên thị trường dao động từ 10k~20k/con.

Tép cam có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh, bạn có thể nuôi ngay bể ngoài trời hoặc trong nhà. Trong bể nuôi bạn có thể trang trí thêm các loại cây thủy sinh, rêu,…

Việc chăm sóc tép cam khá là đơn giản, không đòi hỏi bạn cần có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi thì không cần quá lo lắng về việc mình chưa có kiến thức hay kinh nghiệm.

3. Tép cảnh Blue Dream

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép Blue Dream khá đẹp và dễ nuôi

Tép Blue Dream có màu xanh ngọc, hiện đang được nhiều người ưu chuộng và tìm kiếm. Tép Blue Dream khá đẹp và dễ nuôi, không yêu cầu môi trường quá khắt khe, chúng có tuổi thọ lên đến 1,5 năm gần 2 năm.

Giá cả tham khảo trên thị trường dao động từ 25k ~ 40k/con. Độ pH dao động từ 6.5 ~ 7.5, kích thước của hồ nuôi tối thiểu phải từ 20cm ~ 30cm, nhiệt độ trong nước dao động từ 18ºC ~ 28ºC.

Những loài động vật hay thực vật trong bể thủy sinh có màu xanh biển là rất hiếm. Đối với loài tép Blue Dream, bất cứ ai có nuôi tép kiểng thủy sinh đều mua chúng.

Loài tép này có xuất xứ Đài Loan, loài tép này khá phổ biến tại Việt Nam. Màu sắc chúng tuyệt đẹp, trở thành tâm điểm bật nhất trong hồ thủy sinh, vừa sinh sản tốt lại vừa dễ nuôi. 

4. Tép mũi đỏ

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép Mũi Đỏ có đặc điểm rất dễ nhận diện

Tép mũi đỏ còn được gọi là Pinokio Shrimp, đây là loại tép có thể dễ dàng mua tại Việt Nam.

Ở ngoài nhìn chúng có đặc điểm rất dễ nhận diện, màu chủ yếu là trong suốt, chỉ có cái mũi màu đỏ nên nhìn vào là bạn sẽ biết ngay. Loài tép này thường ăn tảo và rêu, khi chúng ăn vào cơ thể sẽ có thêm các màu sắc khác nhau.

Tép mũi đỏ có thể chịu được nhiệt độ từ 19°C ~ 27 °C, độ pH dao động từ 6.5 ~ 7.5. Khi bạn nuôi tép mũi đỏ trong bể thủy sinh, chúng sẽ giúp bạn dọn rêu gây hại, bảo vệ cây cối luôn tươi xanh. 

Tép mũi đỏ vô cùng dễ nuôi, bạn chỉ cần thả tép mũi đỏ vào bể, chúng sẽ tự sống và sinh sản. Chúng thường dùng các loại thức ăn như phân cá, rêu, tảo,… 

Đối với môi trường thủy sinh thì tép mũi đỏ khá dễ sinh sản trong môi trường có nhiều cây, sau khi giao phối tép cái sẽ có hàng trăm quả trứng.Thời gian chúng sinh sản ra tép mới sẽ mất tầm 2 tháng. 

Đối với những con tép mới vừa sinh sản ra, bạn sẽ rất khó nhìn bằng mắt thường, chúng ẩn nấp rất kỹ trong cây. Khi vỏ hơi cứng cáp rồi thì chúng sẽ tự bơi ra ngoài kiếm ăn. 

5. Tép Socola

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Đây là loài tép cảnh có màu nâu

Tép Socola hay còn được gọi là tép Chocolate, đây là loài tép cảnh có màu nâu. Đặc biệt tép Socola sẽ luôn có màu cố định, sẽ không bị pha màu như những dòng tép khác.

Độ pH dao động từ 6.5 ~ 7.5, nhiệt độ tép socola có thể chịu được là 22°C ~ 28°C,  chúng là động vật ăn tạp, chúng sẽ ăn tảo, mảnh vụn, thức ăn thừa. Giá thị trường sẽ dao động từ 25k/con.

Kích thước của tép đực sẽ nhỏ hơn, màu sắc sẽ nhạt hơn so với tép mái. Bể thủy sinh nên có thêm ánh sáng mặt trời hoặc đèn led chiếu vào để tép Socola lột vỏ nhanh hơn bình thường. 

Đối với những con tép vừa được sinh ra, chúng có kích thước khá nhỏ, bạn nên hạn chế bỏ cá vào bể. Tép socola là loài tép dễ nuôi, dễ sinh sản. Nếu bạn là người mới thì tép cảnh này là sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Tép Socola là loại tép thích ăn lá râu luộc, các loại cám ăn liền từ bột ngô và đậu nành. Loại này không kén chọn thức ăn, nên rất dễ ăn. Bạn chỉ cần bỏ cho 1 ít thức ăn vào bể là tép này sẽ tự bơi đến ăn.  

6. Tép Rili đỏ

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép Rili đỏ được lai từ loài Neocaridinas và các loài tép khác

Tép Rili đỏ được xuất xứ từ Đài Loan. Chúng được lai từ loài Neocaridinas và các loài tép khác. Cách chăm sóc và nuôi tạo tép Rili khá giống với tép đỏ, độ pH dao động từ 6.2 ~ 7.8, nhiệt độ lý tưởng 20°C~27°C.

Khi nuôi tép Rili bạn nên lưu ý tốt nhất không nuôi chung với cá, tép Rili chủ yếu sẽ ăn tạp, chúng còn ăn tảo, rêu hại trong bể thủy sinh. Để đảm bảo tép Rili được khỏe mạnh thì nên bổ sung các khoáng chất hoặc tảo cho chúng để mau lớn hơn.

Tép Rili đỏ phân biệt giới tính dễ dàng. Tép Rili đực sẽ có thân hình nhỏ, thon dài còn với tép cái sẽ to hơn và dễ nhận diện hơn khi tép cái mang thai trứng. Đây là dòng tép cảnh hiền lành, dễ nuôi, giá dao động từ 25k/con.

7. Tép Thanh Mai

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Đây là loại tép có tuổi thọ lên đến 12 năm

Tép Thanh Mai còn có tên Caridina Mariae. Loài này có nguồn gốc tại Châu Á. Đây là loại tép có tuổi thọ lên đến 12 năm, nhiệt độ của bể nên dao động từ 20°C ~ 24°C, độ pH từ 6.0 ~ 7.5. 

Giá thành của loại tép này tương đối rẻ trung bình dao động trong mức 2k/con, tép này có nhiều màu sắc đa dạng chủng loại. 

Tép cảnh Thanh Mai là sự lựa chọn tốt dành cho những người mới bắt đầu nuôi tép, chúng không cần bạn phải chăm sóc quá kỹ lưỡng như một số loài khác. 

Tép này sẽ giúp bạn vệ sinh bể, dọn sạch rêu hại, ăn các tạp chất, phân cá, thức ăn thừa. Bạn cần đảm bảo nước trong bể sạch sẽ tinh khiết để chúng được sinh trưởng tốt nhất, tép cái có thể sinh sản từ 20 ~ 25 tép con với điều kiện môi trường không bị ô nhiễm.

8. Tép ong đen

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép ong đen rất dễ nhầm lẫn với tép ong Huế

Tép ong đen rất dễ nhầm lẫn với tép ong Huế, màu sắc của 2 loài này khá giống nhau, trắng đen xen kẻ. Giá trên thị trường Việt Nam dao động từ 20k/con. Độ pH dao động từ 5.8 ~ 6.5, nhiệt độ chúng dễ thích nghi là 19°C ~ 24°C.

Tép ong đen là một trong những loại tép hot nhất tại Việt Nam, loài này có sự sống khá tốt. Nếu bạn muốn nuôi tốt loại tép này thì đòi hỏi bạn cần có kiến thức, chuẩn bị những thứ món đồ phù hợp với điều kiện sống của chúng. 

9. Tép ong Huế

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép ong Huế là 1 loài tép khá đẹp và hiếm

Tép ong Huế là 1 loài tép khá đẹp và hiếm, nhưng bạn sẽ rất khó nhận diện chúng. Loài tép này không thích hợp với người mới, bạn nên cân nhắc thêm.

Loài này có giá rẻ nhưng mà rất khó nuôi. Bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc nuôi tép cảnh. Giá trên thị trường dao động từ 10k/con tùy thời điểm.

Để nuôi được giống này, bạn cần phải chuẩn bị chu đáo môi trường sống và danh thời gian chăm sóc chúng. Trước tiên, bạn cần chú ý nhiệt độ nuôi tép ong, nhiệt độ lý tưởng sẽ là từ 22°C ~ 25°C, độ pH từ 6.2 ~ 7.2

Đối với loài tép ong này bạn cần phải chuẩn bị một bể thủy sinh thật sạch, vì chúng rất nhạy cảm với nguồn nước bẩn, việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của chúng.

Muốn loài tép ong phát triển tốt, bạn cần chú ý thay nước liên tục. Theo kinh nghiệm sau 1 tuần thì bạn chỉ nên thay 30% lượng nước trong bể để giữ cho nước trong bể luôn sạch, chứ không nên thay mới toàn bộ.

Đây là loài tép ăn tạp, bạn chỉ cần bổ sung đủ chất, có thể là rau, bột,…Đối với tép con, bạn nên duy trì bữa ăn đầy đủ để chúng nhanh phát triển, màu tép sẽ đều đặn và trông đẹp hơn.

10. Tép Yamato

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Tép Yamato còn được gọi là tép Amano hay tép Nhật

Tép Yamato còn được gọi là tép Amano hay tép Nhật, đây là loại tép nước ngọt phổ biến thứ hai trên thế giới sau Tép Cherry, tuổi thọ của tép này từ 2 ~ 3 năm, nhiệt độ trong bể dao động từ  17°C ~ 28°C, độ pH là 6.0 ~ 7.5

Loài tép này sinh sống trong bể nước ngọt, thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thừa và tảo. Loài tép này phù hợp dành với người mới bắt đầu nuôi tép. Loài này có màu nâu đỏ hoặc xanh nhạt, trên vỏ có các dấu chấm và dấu gạch ngang dọc cơ thể.

Vì đây là loại tép không có khả năng tự vệ, tốt nhất là bạn nên tránh nuôi những loài cá cảnh ăn thịt.

Loài này rất thích trốn trong bể thủy sinh. Giá của loài tép cảnh này dao động khoảng 30k/con.

Tép cảnh ăn gì?

Bất kỳ người chơi thú cưng hay cá cảnh nào đều có một câu hỏi chung về thức ăn cho các con cưng của mình, và tép cũng vậy. Câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất  chính là tép thủy sinh ăn gì? Cùng khám phá câu hỏi thú vị này qua các món ăn phổ biến hiện nay:

Lá dâu tằm

Tép cảnh - Loài sinh vật độc đáo trong bể thủy sinh
Lá dâu tằm – thức ăn ngon miệng của tép
  • Lá dâu tằm phù hợp với các loài tép trong tự nhiên, đồng thời cũng là loài thức ăn phổ biến và chuyên dụng cho tép. Với thành phần 100% từ thực vật, lá dâu tằm rất an toàn, đảm bảo sức khỏe cho chúng.
  • Không chỉ vậy, trong lá dâu tằm có chứa hàm lượng vitamin cao, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tồn tại và sinh trưởng của tép.
  • Lá dâu tằm rất dễ tìm kiếm trong tự nhiên và được bày bán tại nhiều chợ đầu mối hay các cửa hàng tép, cá cảnh nên việc tìm mua không khó cho người nuôi.

Lá bàng khô

  • Một món ăn nghe thật lạ tai nhưng thực tế lại là món ăn rất tốt cho sức khỏe của tép. Tác dụng chính của dòng lá bàng khô là giúp chúng tăng cường sức đề kháng và lưu thông hệ bài tiết, khả năng hỗ trợ miễn dịch cao.
  • Cách sử dụng lá bàng khô rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và bỏ trực tiếp vào hồ cá cảnh. Sau 1 – 2 ngày, lá sẽ tự chìm xuống và tép sẽ dễ dàng tấn công, sử dụng nguồn thức ăn giàu dưỡng chất.
  • Tuy nhiên, bạn nên cho lượng lá bàng khô vừa đủ với kích thước của bể để đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho bể thủy sinh.

Các loại rau củ

  • Không giống như các loài cá, tép tuy nhỏ nhưng lại có thể và rất thích ăn các loại rau củ quả mềm như dưa leo, cà rốt, cà chua… Các loại thức ăn này cung cấp nhiều vitamin và hỗ trợ hệ tiêu hóa của tép rất tốt.
  • Một lưu ý không thể bỏ qua là bạn nên cắt chúng thành các lát mỏng với kích thước nhỏ để tiện lợi cho quá trình ăn của tép.

Vỏ đậu nành

  • Tác dụng hữu ích nhất của vỏ đậu nành đối với tép là việc cung cấp canxi giúp tép trưởng thành nhanh mạnh và giúp quá trình lột vỏ được hiệu quả.
  • Bạn nên ghi nhớ, vỏ đậu nành không được sử dụng sống cho tép ăn mà cần được luộc lên và chỉ bỏ một lượng vừa đủ với số lượng tép trong bể của bạn, như vậy mới đảm bảo và đạt hiệu quả cao nhất.

Các loại thức ăn tổng hợp

  • Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian tìm kiếm các loại thức ăn tươi cho tép thì thức ăn tổng hợp là sự lựa chọn tối ưu nhất. Chúng thường được chế biến tại các sản phẩm hữu ích cho chúng, được sấy khô và để dưới dạng viên nhỏ, rất tiện lợi  khi ăn.
  • Ngoài ra, thức ăn tổng hợp còn rất phổ biến trên thị trường, do đó tiết kiệm tối đa được thời gian và chi phí cho người nuôi.

 

Có nên nuôi cá chung với tép cảnh?

Tép cảnh - Loài sinh vật độc đáo trong bể thủy sinh
Những điều lưu ý khi nuôi tép

Trên thực tế, tép là dòng dễ nuôi và có thể nuôi chung với nhiều loài cá cảnh. Tuy nhiên không phải dòng cá cảnh nào cũng thích hợp nuôi chung cùng bể. Các mức độ có thể nuôi chung, không thể nuôi chung giữa các loài cá cảnh và tép được thể hiện chi tiết như sau:

Cá thích hợp nhất nuôi cùng tép cảnh

Thực tế chứng minh, chỉ có duy nhất một loài cá hợp trọn vẹn với tép là cá chuột otto. Chúng hoàn toàn không gây hại cho tép và có thể coi là người bạn thân thiết và đáng tin nhất trong hồ thủy sinh.

Các loài cá có thể nuôi cùng tép, bao gồm:

  • Các dòng Cory’s (dòng cá chuột).
  • Cá bống vàng.
  • Cá tỳ bà (tỳ bà bướm, tỳ bà thường đều được).

10 Lý Do Bạn Nên Bắt Đầu Nuôi Tép Cảnh Ngay Bây Giờ

1. Các loài tép cảnh không cần bể quá to

Đa số các loài tép nuôi là những sinh vật khá nhỏ, kích thước của chúng dao động chỉ tầm 3 cm thôi. Bạn không cần phải mua một bể thủy sinh quá lớn. 

Hiện nay nhiều người nuôi tép chỉ cần bể chứa tầm 20 lít là đủ, nhưng kích thước lý tưởng sẽ là 40 lít.  

Nếu nhà bạn không quá rộng thì bạn có thể mua bể dưới 20 lít vẫn ổn, bạn hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu sở thích của bản thân mà không cần vật lộn rằng cần đặt chúng ở đâu.

Giá cả của bể sẽ khác nhau, nếu bạn mua bể càng lớn thì giá sẽ càng cao. Việc này tùy vào khả năng tài chính của mỗi người. 

2. Tép cảnh thích nghi nhiệt độ tốt (ngoại trừ tép Sulawesi )

Tép có khả năng chịu được nhiệt độ khá tốt. Dù trong bể có nhiệt độ bao nhiêu đi nữa thì các loài tép cảnh này cũng sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường. 

Lưu ý nếu nhiệt độ trong bể của bạn quá cao, sẽ làm tăng sự sinh sản và trao đổi chất của chúng, việc này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tép cảnh. Bạn nên lưu ý thêm về việc này nhé.

3. Nuôi tép cảnh dễ hơn hơn nuôi cá

Khi bạn nuôi các loài tép cảnh, cần lưu ý về các chất mà tép rất nhạy cảm như đồng, amoniac, nitrat,…bạn nên hạn chế bỏ những chất này vào bể.

Các thói quen nuôi cá cảnh sẽ không có gì khác so với nuôi tép, thậm chí còn dễ hơn nuôi cá, ngoài ra bạn nên chú ý đến thông số trong bể để nuôi như độ pH, TDS, KH, ánh sáng của bể,..  

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép

4. Các loài tép cảnh có khả năng tự tìm thức ăn rất tốt

Lợi ích khi nuôi tép mà bạn nên biết đó là khả năng sống của chúng rất tốt. Giả sử gia đình bạn có đi xa vài ngày, không có người ở nhà cho chúng ăn thì chúng cũng không gặp vấn đề gì cả. 

Tép cảnh khác với cá cảnh, chúng không đòi hỏi bạn phải thường xuyên cho ăn liên tục như cá. Chúng vẫn bình thường sau vài ngày bị đói. Hiện tại nhiều người đang áp dụng phương pháp này để thải hết chất độc hại trong hệ tiêu hóa của chúng.

Bạn cũng không cần phải thay nước liên tục. Khác với các loài cá cảnh, tép cảnh tạo rất ít chất thải và ít amoniac hơn cá, tuy nhiên bạn vẫn nên thay nước sau 1 tuần để chúng phát triển nhất có thể.

5. Tép cảnh là một nhóm dọn dẹp bể thủy sinh tuyệt vời nhất

Theo nghiên cứu và phân tích trong dạ dày của tép cảnh, nhà nghiên cứu thấy rằng chúng là loài ăn tạp. Điều này có nghĩa là chúng có thể ăn bất cứ những chất hữu cơ rơi vào bể.

Chúng có thể thưởng thức các món ăn của cá, của tép, có thể là dạng mảnh hoặc dạng viên, các loại rau, cây, lá, các loại tảo, màng sinh học được tạo từ các vi sinh vật nhỏ, các chất thải của ốc hoặc cá, các loài cá chết, tép chết…

Như vậy tép là một loài sinh vật tuyệt vời, giúp bạn làm sạch những xác chết trong bể. Khi nuôi chúng bạn sẽ tiết kiệm 1 ít thời gian vệ sinh đấy. 

Đây cũng là lý do tại sao bạn không cho chúng ăn vài ngày, chúng vẫn có thể tồn tại được. Chúng sẽ tự đi tìm thức ăn trong bể thủy sinh. 

6. Tép cảnh rất hiền lành và chẳng quan tâm về diện tích bể

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép

Hầu như các loài tép cảnh phổ biến trên thị trường đều rất hiền, không hung dữ, chúng sống rất hòa bình với các loài khác. Nhưng khả năng tự vệ của các loài này lại rất thấp, vì vậy bạn cần làm thêm nhiều nơi trú ẩn cho chúng.

Tép rất dễ thích nghi với môi trường, dù bể nuôi có nhỏ hay lớn thì chúng cũng không quan tâm đến lãnh thổ xung quanh có ảnh hưởng đến chúng hay không.

Nếu bạn có ý định để các loài sinh vật trong cùng 1 bể nuôi thì nên chọn các loài hiền tính, tránh các loài hung dữ ăn thịt lẫn nhau, tránh gây thương tích cho nhau.

7. Tép cảnh không ăn thể sống dưới nước.

Đối với những người chưa từng nuôi tép cảnh, có thể họ sẽ nghĩ rằng các loài tép cảnh sẽ ăn thực vật sống. Bạn đã hiểu sai rồi, tép cảnh chỉ ăn các loài xác thối, chúng luôn chú ý vào các loài sinh vật bị thối, chúng ăn tảo, gặm rêu,…

Các loài tép này sẽ giúp bạn dọn sạch bể trước khi bạn phát hiện có loài nào bị thối trong bể nuôi, điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người nuôi. 

8. Tép cảnh sinh sản rất nhanh

Nếu bạn làm tốt công đoạn về mật độ nước trong bể, độ pH, nhiệt độ bể,…Kết hợp các loài giống đực và giống cái với nhau, tép lại sinh trưởng rất nhanh nên bạn sẽ dễ dàng thấy được những con tép con nằm ngay trong bể, chỉ từ 75~90 ngày là bạn sẽ có được những con tép mới.

Sau 1 hoặc 2 tháng tép sẽ lại tiếp tục có con, cứ mỗi 90 ngày thì chúng lại tiếp tục sinh sản.

9. Lai các loài tép cảnh khác nhau tạo màu tép độc đáo cho riêng bạn

Việc nuôi tép hiện còn khá mới mẻ so với nuôi cá cảnh, nhưng hiện tại nó đang phát triển khá nhanh. Vì chúng có khả năng sinh sản nhiều nên người nuôi lại càng thích với tốc độ sinh sản của chúng 

Người nuôi tép có thể lai nhiều chủng loại tép với nhau, lai cả biến thể của con đực và con cái, tạo ra những nét đẹp độc đáo mới lạ của tép con. Việc này càng khiến nhiều người trở nên hứng thú với các loài tép.

10. Tép cảnh có màu sắc rất đẹp

Top 10 loại Tép cảnh phổ biến - Lý do bạn nên nuôi Tép
Đa số các loài tép nuôi là những sinh vật khá nhỏ

Người nuôi cần biết thêm khi muốn lai nhiều loài tép khác nhau, khi lai bạn cần nắm rõ các yếu tố về môi trường, việc tép bị căng thẳng cũng có thể dẫn đến việc chúng bị mắc bệnh hoặc chết.

Người nuôi cần chú trọng vào chất lượng nước, độ cứng của tép, độ kiềm, oxy,…Môi trường nước cần thuận lợi thì tép sẽ lai màu đẹp và chúng sẽ nhanh chóng phát triển hơn.

Một khi tép đã lên màu thì sẽ rất đẹp, nếu chúng cảm thấy an toàn thì đây sẽ là cơ hội tốt nhất để phát triển màu sắc. Người nuôi cần lưu ý thêm nếu bạn chọn chất màu đen tối thì tép sẽ lên màu đậm, nếu bạn chọn màu nền trắng thì các tép cảnh sẽ bị nhạt màu đi.  

Việc tép bị thay đổi màu sắc sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn trưởng thành của chúng. Tép càng lớn tuổi thì màu sắc sẽ ngày càng đậm. Một quy luật thú vị ở tép cảnh là con tép cái sẽ luôn có màu đậm hơn con đực, bạn sẽ dễ dàng nhận diện chúng hơn.

Người nuôi cần bổ sung khoáng và thức ăn để tép lên màu đẹp hơn. Việc bổ sung khoáng là điều cần thiết vì tép sẽ lột xác nhanh, vỏ của chúng sẽ trở nên cứng cáp. Tép là sinh vật nhỏ nhắn, dễ thương.

Lời kết

Tép cảnh đang được bày bán phổ biến tại Việt Nam và được người chơi rất ưa chuộng. Tùy vào kích thước, độ hiếm độ quý, các dòng tép khác nhau sẽ có giá tép cảnh khác nhau. Việc tìm mua tép giá rẻ hay học hỏi kỹ thuật nuôi tép cảnh không khó hiện nay. Chỉ cần bạn chăm chỉ tìm hiểu thông tin trên các trang mạng xã hội hay đến các cửa hàng chuyên tép cảnh, mọi vấn đề đều có thể giải quyết tròn đẹp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *